Nhiều người sử dụng máy lạnh đã lâu nhưng chưa thật sự hiểu rõ về cấu tạo dàn lạnh điều hòa và những chức năng, nguyên lý hoạt động cơ bản của nó. Vì thế, hãy cùng Hợp Phát tìm hiểu sơ lược về cấu tạo dàn lạnh máy lạnh trong bài viết hôm nay.
1. Dàn lạnh điều hòa là gì?
Dàn lạnh điều hòa được làm bằng nhôm hoặc kim loại đồng tản nhiệt, bên trong có chứa các ống đồng và dung môi làm lạnh. Thông thường, dàn lạnh hấp thụ không khí từ bên ngoài thông qua quạt gió, sau đó sẽ tiến hành làm lạnh và lọc sạch rồi đưa ra bên ngoài.
Dàn lạnh thường được bao bọc bởi một lớp vỏ nhựa để tăng tính thẩm mỹ cho điều hòa, tùy thuộc vào mỗi hãng điều hòa khác nhau sẽ có những kiểu dáng, mẫu mã dàn lạnh khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế vận hành và cấu tạo là giống nhau theo từng chủng loại.
2. Cấu tạo dàn lạnh điều hòa
Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa gồm những bộ phận quan trọng sau:
- Dàn đồng tản nhiệt
- Vỏ nhựa
- Quạt dàn lạnh
- Cánh quạt dàn lạnh
- Quạt vẫy
- Bo mạch điều khiển
- Tấm lưới lọc bụi
>>> Xem thêm: Tổng hợp danh sách các trung tâm bảo hành Daikin mới nhất
3. Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa
Đầu tiên, quạt dàn lạnh sẽ nháy đèn tín hiệu khi bạn khởi động điều hòa. Lúc này, nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ bạn đã cài đặt theo điều khiển, vì thế, cảm biến nhiệt sẽ tiếp nhận thông tin và báo tín hiệu về bộ phận điều khiển.
Tiếp đó, vi mạch sẽ cấp điện cho cục nóng, giúp block và quạt cục nóng hoạt động. Lúc này, môi chất làm lạnh đang ở dạng khí đi qua ống mao và chịu phải sự chênh lệch áp suất nên chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.
Sau đó, môi chất làm lạnh sẽ di chuyển vào dàn lạnh, quạt cục lạnh sẽ hút toàn bộ khí lạnh và thổi ra ngoài.
Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nhiệt độ phòng đạt đến mức như cài đặt. Cảm biến nhiệt và bo mạch sẽ tự ngắt điện cung cấp cho cục nóng, quạt block để ngừng hoạt động.
4. Chức năng dàn lạnh điều hòa
Dàn lạnh có vai trò làm mát không khí trong phòng. Nhiệt độ trong không gian sẽ được làm mát, giúp người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Khi đi qua van tiết lưu, môi chất lạnh trong ống đồng chuyển sang mức nhiệt độ rất thấp. Vì vậy, việc môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ giúp hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ thấp xuống.
>>> Xem thêm: Remote đa năng máy lạnh và những điều cần lưu ý
5. Cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa đúng cách
Để đảm bảo dàn lạnh điều hòa hoạt động ổn định, hiệu quả và tối ưu nhất, bạn nên vệ sinh dàn lạnh định kỳ. Dưới đây là hướng dẫn quy trình vệ sinh dàn lạnh đúng cách mà Hợp Phát đã tổng hợp.
- Bước 1: tắt hoạt động máy lạnh, ngắt nguồn điện điều hòa.
- Bước 2: tháo lưới lọc và lớp vỏ dàn lạnh (bạn cần phải gạt những chốt bên hông hoặc bên trên điều hòa để mở điều hòa và lấy tấm lưới lọc, tiếp đó sử dụng tua vít để tháo ốc vít xung quanh vỏ máy lạnh để tháo luôn bộ phận này ra).
- Bước 3: khi đã tháo rời ra những bộ phận này, bạn có thể rửa những bộ phận này với nước sạch và xà phòng. Sau đó, bạn cần phải dựng lên cho ráo nước.
- Bước 4: tiến hành vệ sinh dàn lạnh trên tường. Bạn có thể dùng cọ, khăn ẩm cùng chất tẩy rửa chuyên dụng để tiến hành làm sạch dàn đồng, miệng gió và mọi ngóc ngách bên trong có thể làm sạch được.
- Bước 5: sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn chỉ cần lắp ráp lại các bộ phận như vị trí ban đầu. Sau đó, lau chùi sơ lại toàn bộ điều hòa và dọn dẹp là hoàn tất công đoạn vệ sinh dàn lạnh.
6. Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng dàn lạnh điều hòa
Bên cạnh thông tin cấu tạo dàn lạnh điều hòa, chức năng và cơ chế vận hành, việc lưu ý những thông tin lắp đặt và nắm rõ cách sử dụng điều hòa hiệu quả là vô cùng cần thiết. Sau đây là những thông tin lưu ý mà Hợp Phát gửi đến bạn đọc.
- Nên lắp đặt trên tường để đảm bảo chắc chắn, tránh rung lắc; vị trí thông thoáng để hơi lạnh có thể lan tỏa đều khắp không gian; chiều cao lý tưởng để lắp đặt cục nóng tính từ mặt sàn tối thiểu là 2,5m và cách tường ít nhất 50mm. Ngoài ra, nên lưu ý không lắp đặt dàn lạnh ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào;.
- Tránh khi lắp dàn lạnh điều hòa ở góc phòng khuất khiến hơi lạnh khó phân bổ đều khắp phòng; không lắp sát nền nhà vì không khí lạnh có thể chìm xuống dưới và không khí nóng có xu hướng bốc lên cao
- Nên vệ sinh và tiến hành bảo dưỡng dàn lạnh điều hòa định kỳ từ 3 đến 6 tháng/1 lần, tùy theo tần suất sử dụng của bạn nhiều hay ít, môi trường nhiều hay ít bụi.
Các bài viết liên quan:
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về cấu tạo dàn lạnh điều hòa, chức năng quan trọng và quy trình sử dụng hiệu quả nhất. Hợp Phát hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về dàn lạnh điều hòa.