Thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV là một quy trình phức tạp và cần kỹ sư thực hiện có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Trong bài viết dưới đây, Hợp Phát sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết kế hệ thống điều hòa VRV một cách chi tiết nhất.
Tóm tắt các bước thiết kế hệ thống điều hòa VRV:
- Bước 1: Nhận bản vẽ mặt bằng và phân tích đặc điểm công trình
- Bước 2: Tính toán và chọn công suất dàn lạnh
- Bước 3: Lựa chọn dàn nóng
- Bước 4: Kiểm tra năng xuất lạnh
- Bước 5: Thiết kế hệ thống ống ga
- Bước 6: Thiết kế hệ thống điều khiển
- Bước 7: Thiết kế hệ thống điện động lực
- Bước 8: Bố trí các thiết bị trên mặt bằng kiến trúc
- Bước 9: Hoàn thiện sơ đồ nguyên lý và bản vẽ hệ thống
>>> Xem thêm: Hệ thống điều hòa trung tâm VRV, VRF là gì? Ưu nhược điểm
1. Các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV
Để bắt đầu một bản thiết kế hoàn hảo cho hệ thống điều hòa, các bạn nên lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng các bước thiết kế. Dưới đây là quy trình chi tiết mà Hợp Phát đã tổng hợp cho bạn.
1.1. Bước 1: Nhận bản vẽ mặt bằng và phân tích đặc điểm công trình.
Sau khi nhận bản vẽ tổng quát, bạn nên khảo sát bản thiết kế (kiến trúc, nội thất, kết cấu), lên kế hoạch tiến độ cho dự án và cân nhắc những yêu cầu của chủ đầu tư.
Với bước phân tích đặc điểm công trình, cần xác định địa điểm xây dựng, công năng dự án, phân tích điểm đặc trưng của công trình và tìm hiểu hướng xây dựng.
1.2. Bước 2: Tính toán và chọn công suất dàn lạnh
Tính toán diện tích từng phòng, khu vực bằng công thức AA, hoặc LI. Sau đó, tiến hành tính công suất dàn lạnh và lựa chọn loại máy phù hợp.
Tại bước tính công suất dàn lạnh, bạn có thể thực thi những phương pháp sau:
Tính thủ công bằng công thức
Tính cân bằng nhiệt (dùng để xác định tải lạnh cho hệ thống và thực tế cho công trình):
- Qo,cm = k.Qo,tt
- Qo,thực tế = k1.k2.k3.k4.Qo,tc
Tính bằng phần mềm thiết kế hệ thống
Sử dụng phần mềm như Heatload Daikin và Trace 700, có độ chính xác khá cao và nguồn dữ liệu tập trung tại Việt Nam. Ngoài ra, bảng tính khi được xuất ra khá chi tiết và khoa học.
Tính công suất dựa trên kinh nghiệm
Đây được xem là phương thức phổ biến nhất và có bảng hệ số như sau:
STT | Chức năng phòng | Tải lạnh Btu/h/m2 |
1 | Phòng khách | 700 – 900 |
2 | Phòng ngủ | 550 – 700 |
3 | Phòng ăn | 700 – 900 |
4 | Phòng làm việc | 500 – 700 |
5 | Phòng họp | 900 – 1200 |
6 | Hội trường | 1000 – 1200 |
7 | Nhà hàng | 700 – 1000 |
8 | Phòng Karaoke | 700 – 1200 |
9 | Bệnh Viện | 600 – 1000 |
10 | Thư viện sách | 800 – 1000 |
11 | Thư viện máy PC | 1000 – 1300 |
12 | Phòng máy chủ (Server) | 1000- 1500 |
>>> Xem thêm: Giá điều hòa trung tâm Daikin VRV chính hãng tại Hợp Phát
1.3. Bước 3: Lựa chọn dàn nóng
Quy tắc lựa chọn dàn nóng phổ biến là dựa vào tỷ lệ kết nối dàn nóng và dàn lạnh của từng hãng. Thông thường, kỹ sư sẽ dùng phần VRV Express hoặc VRF để thực hiện.
1.4. Bước 4: Kiểm tra năng suất lạnh
Tại bước này, chúng ta sẽ kiểm tra độ làm lạnh một lần nữa. Nếu như không đạt yêu cầu, cần quay lại bước tính công suất làm lạnh và tính toán ra con số chính xác.
1.5. Bước 5: Thiết kế hệ thống ống ga
Cần phải xác định độ dài và mức độ chênh lệch của đường ống ga, đồng thời, tiến hành lên ý tưởng cho vị trí lắp đặt và hệ thống ống ga (gồm refnet, header,…)
1.6. Bước 6: Thiết kế hệ thống điều khiển
Bước tiếp theo yêu cầu kỹ sư phải thiết kế cách nối dây điều khiển và phân tích các thiết bị của hệ thống điều khiển.
1.7. Bước 7: Thiết kế hệ thống điện động lực
Chỉ sau khi hoàn thành các bước trên, bạn mới có đủ thông tin và tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV một cách hoàn chỉnh.
1.8. Bước 8: Bố trí các thiết bị trên mặt bằng kiến trúc
Để đảm bảo dự toán chính xác và giúp quá trình thi công dễ dàng hơn, bạn nên trình bày một cách rõ ràng vị trí thiết bị trên bản vẽ thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV.
Cụ thể, bản vẽ đầu tiên bố trí vị trí máy, hệ thống ống gió, cửa gió. Bản vẽ thứ 2 thể hiện vị trí ống gas, ống nước ngưng và bản vẽ thứ 3 cho dây điện nguồn, điện điều khiển.
Ngoài ra, nên trình bày dàn lạnh, dàn nóng, bộ chia gas, cửa gió thành block vì phương thức này giúp định hình kích thước thực tế dễ dàng hơn. Còn đường vẽ ống gas, ống nước ngưng, dây điện… nên có màu sắc riêng biệt để tránh nhầm lẫn khi đọc thiết kế.
1.9. Bước 9: Hoàn thiện sơ đồ nguyên lý và bản vẽ hệ thống
Sau khi hoàn thành những bước trên, tiếp tục quy trình vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống ống gas, điện điều khiển và bản vẽ chi tiết lắp đặt để kết thúc.
>>> Xem thêm: Báo giá các model máy lạnh trung tâm Panasonic mới nhất
2. Các tiêu chuẩn khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV
Hiện nay, nhiều tiêu chuẩn thiết kế mới được đặt ra nhằm đạt chuẩn chất lượng Quốc gia và đảm bảo an toàn khi dùng sản phẩm. Trong đó, có thể kể đến một số chuẩn đầu ra như sau:
- TCVN 5687 : 2010: tiêu chuẩn về thiết kế điều hòa – thông gió
- ASHRAE 62.1-2010: tiêu chuẩn về thông gió
- SMACNA: tiêu chuẩn về chế tạo ống gió.
- TCVN 13521:2022: tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà ở.
- TCXD 232 : 1999: tiêu chuẩn về chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu hệ thống điều hòa không khí, thông gió và cấp lạnh
3. Phần mềm thiết kế hệ thống điều hòa
Thông thường, các kỹ sư sẽ cần đến sự trợ giúp của phần mềm thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV để tạo bản vẽ, điển hình như các loại sau:
- Heatload Daikin: hỗ trợ tính toán và chọn công suất lạnh cho từng phòng, từng không gian.
- Trace 700: chức năng tính toán và chọn năng suất lạnh cho các không gian riêng biệt.
- Duct Checker Pro: giúp tính kích thước ống gió, số lượng cửa gió chính xác.
4. Câu hỏi thường gặp
Các đơn vị đo trong hệ thống điều hòa?
Những đơn vị đo khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV mà bất kỳ kỹ sư nào cũng phải biết:
- Btu/h, kcal/h, kW, HP, RT ( tấn lạnh Mỹ)
- Btu/h = kW x 3412
- kcal/h = kW x860
- HP = kW x 0.746 (CS Điện)
- HP = 2.8 kW (Lạnh)
- RT = Btu/h x 12000
- cfm = m3/min x 35.3
- Hệ số COP: đánh giá hiệu quả làm việc của máy điều hòa không khí
- COP = Công suất lạnh (Công suất điện tiêu thụ)
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế hệ thống điều hòa VRV?
Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình thiết kế:
- Loại công trình: tùy thuộc vào không gian (nhà ở, văn phòng, khách sạn, biệt thự,…) mà kỹ sư có quyết định bố trí và hướng thiết kế hệ thống khác nhau.
- Diện tích sử dụng: diện tích không gian (nhỏ, vừa, lớn) ảnh hưởng đáng kể đến quá trình quyết định thiết kế của kỹ sư.
- Vị trí địa lý: những yếu tố như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm… có tác động đến quyết định đặt dàn nóng, dàn lạnh,…
- Mức đầu tư: công trình với mức đầu tư thấp sử dụng các loại phụ kiện, vật dụng,… kém đắt đỏ hơn so với loại dự án được mức đầu tư cao.
Những bài viết liên quan:
- Tìm hiểu hệ thống điều hòa trung tâm Mitsubishi VRV (VRF)
- Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV chi tiết
Nắm vững quy trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với người kỹ sư. Qua bài chia sẻ này, Hợp Phát hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và đúc kết kinh nghiệm thiết kế cho bản thân.