Ga điều hòa không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thiết bị mà còn tác động đến sức khỏe của người dùng và môi trường. Vậy làm thế nào để lựa chọn loại ga phù hợp, đảm bảo hoạt động hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng? Hãy cùng Hợp Phát tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Ga điều hòa là gì?
Ga máy lạnh hay điều hòa là một môi chất làm lạnh, thường được dùng cho hệ thống điều hòa, tủ lạnh, thiết bị làm lạnh trên ô tô,… Ga máy lạnh có thể thay đổi trạng thái từ khí hơi sang chất lỏng và ngược lại, giúp loại bỏ nhiệt và độ ẩm từ không khí.
Loại ga này làm nhiệm vụ di chuyển môi chất làm lạnh qua hệ thống đến các bộ phận khác nhau của máy lạnh, thay đổi trạng thái từ khí hơi sang chất lỏng và ngược lại. Trong quá trình đó, ga sẽ hấp thụ khí nóng và giải phóng khi lạnh, mang lại sự mát lạnh cho không gian.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân máy lạnh không lạnh sâu và cách khắc phục tại nhà
2. Nguyên lý hoạt động của Ga điều hòa
Ga điều hòa hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi nhiệt từ môi trường bên trong sang môi trường bên ngoài, nhờ quá trình nén và giãn nở khí gas. Dưới đây là các bước cơ bản trong chu trình hoạt động của gas điều hòa:
- Nén khí: Máy nén trong cục nóng điều hòa sẽ nén khí gas lạnh thành dạng khí có áp suất và nhiệt độ cao, sau đó đưa khí này vào dàn nóng (cục nóng) ngoài trời.
- Tỏa nhiệt: Khi đi qua dàn nóng, nhiệt độ cao của khí gas sẽ được truyền ra ngoài môi trường, làm mát và chuyển gas từ dạng khí sang dạng lỏng áp suất cao.
- Giảm áp xuất: Sau đó, gas lỏng sẽ đi qua van tiết lưu, giảm áp suất đột ngột khiến nhiệt độ giảm xuống, chuyển thành dạng hơi lạnh.
- Hấp thụ nhiệt: Gas lạnh tiếp tục đi qua dàn lạnh (cục lạnh) trong phòng, hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh, làm mát không gian phòng. Quạt dàn lạnh sẽ thổi hơi mát này vào phòng, giúp giảm nhiệt độ phòng.
- Lặp lại chu trình: Sau khi hấp thụ nhiệt, gas lại trở về dạng khí và quay trở lại máy nén để tiếp tục chu trình làm mát.
Chu trình này lặp đi lặp lại, đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ theo cài đặt mong muốn.
3. Ga điều hòa có mấy loại? Ưu nhược điểm của từng loại
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại ga phổ biến là R410A, R32 và R22. Tuy nhiên, chỉ có 2 loại được sử dụng cho điều hòa là R410A và R32.
3.1. Ga R410A
Ga R410A được nghiên cứu và phát triển bởi Carrier Corporation – Hoa Kỳ và được đưa vào sử dụng năm 1996. Môi chất làm lạnh R410A thường được sử dụng trong điều hòa khí đơn nhất, máy làm lạnh và hệ thống làm lạnh thương mại. Loại ga này phù hợp với hệ thống làm lạnh có công suất trung bình, từ 50 đến 250 kW.
Một số dòng điều hòa sử dụng ga R410A: Carrier, LG, Sharp, Panasonic, Daikin, Mitsubishi Electric, Sanyo, Reetech…
Ưu điểm
- Tiết kiệm năng lượng: ga R410A có áp lực hoạt động cao hơn khoảng 50% so với R22, mật độ lớn hơn 50% và có áp suất hơi cao hơn 58% so với các thiết bị sử dụng ga R22. Vì thế, máy lạnh có khả năng làm lạnh tối ưu hơn.
- Tiết kiệm chi phí: ga R410A có khả năng hấp thụ và giải phóng nhiệt tốt, giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu chi phí.
- Hạn chế tác động đến tầng Ozon: ga R410A không chứa Clo, giúp giảm tối đa nguy cơ ảnh hưởng tới tầng Ozon.
Nhược điểm
- Tạo ra khí độc nếu tiếp xúc với lửa: ga R410A bị rò rỉ ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với lửa có thể sản sinh ra khí độc, trong đó có Phosgene (COCL2), gây ra hiện tượng nghẹt thở, nôn mửa, giảm thị lực và thậm chí là tử vong.
- Dễ gây ngạt khí: mật độ bay hơi của ga R410A cao hơn mật độ không khí nên khi bị rò rỉ, loại ga này sẽ nằm ở tầm thấp, gây ra hiện trạng thiếu oxy.
- Khó bảo trì, bảo dưỡng: người ta cần rút toàn bộ lượng ga còn dư ra ngoài khi bảo trì hoặc thay ga R410A. Quy trình này phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với R22 – chỉ cần bơm thêm ga vào khi bảo trì.
3.2. Ga R32
R32 là một thành phần được dùng trong sản xuất R410A. R32 hiện nay đang được xem là một trong những giải pháp thân thiện với môi trường so với ga R410A. Ga R32 không màu, không mùi, có khả năng truyền nhiệt hiệu quả, điểm dễ cháy thấp và áp suất vận hành khá cao.
Những dòng máy lạnh sử dụng ga R32: Panasonic, Casper, Mitsubishi, Daikin, Hitachi, Fujitsu, MHI, Electrolux.
Ưu điểm
- An toàn và thân thiện với môi trường: ga R32 đạt chỉ số GWP đạt chuẩn là 550, giúp giảm lượng khí thải lên đến 75%, góp phần bảo vệ môi trường và ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
- Tiết kiệm năng lượng và điện năng: hiệu suất làm lạnh của R32 lớn hơn ga R410A gấp 1,6 lần và hơn ga R22 6,1 lần. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và năng lượng hiệu quả hơn do khả năng làm lạnh nhanh và công suất làm lạnh cao.
- Không chiếm dụng không gian: vì là thành phần đơn nhất, loại ga R32 khá nhỏ gọn và không chiếm nhiều vị trí trong không gian máy nén. Ngoài ra, các đường ống và ống dẫn của R32 cũng nhỏ hơn so với những loại ga khác.
- Dễ thay thế và lắp đặt: R32 có áp suất tương đương với R410A nên có thể dùng chung thiết bị lắp đặt, bạn chỉ cần thay thế đồng hồ sạc ga và dây nạp ga.
Nhược điểm
- Khó bảo trì, bảo dưỡng: do R32 ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, nên khi bảo trì cần thợ có tay nghề cao và dụng cụ chuyên dụng.
- Giá thành cao: các dòng điều hòa sử dụng R32 có giá thành cao hơn so với các loại khác trên thị trường. Bên cạnh đó, chi phí linh kiện và vật liệu đường ống cho R32 cũng đắt đỏ hơn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu cách lắp điều hòa đơn giản và chi tiết nhất 2024
3.3. Ga R22
Ga R22 là một trong những môi chất làm lạnh không cháy đầu tiên trên thế giới và được xem là chất làm lạnh đạt chuẩn trong nhiều thập kỷ. Loại ga này là Hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), không mùi, không màu.
Trước đó, ga R22 được sử dụng trong các thương hiệu điều hòa lâu đời và có mức giá bình dân, như Panasonic, Daikin, Samsung, Midea, LG. Hiện tại, ga R22 được sử dụng ít hơn ga điều hòa R32 và R410A mà chỉ còn được sử dụng trong một số sản phẩm nội địa, trong đó có Yonan (nội địa Trung).
Ưu điểm
- An toàn khi sử dụng: R22 là môi chất lạnh không dễ cháy và thích hợp để điều hòa không khí trong phạm vi nhiệt độ rộng.
- Giảm thiểu tác động lên tầng Ozon so với loại ga cùng thời: khả năng tác động và phá hủy tầng Ozon của R22 chỉ bằng 5% của R11.
- Hấp thụ hơi nước hiệu quả: ga R22 có khả năng hấp thụ hơi nước lớn hơn so với R12 – một loại môi chất lạnh cùng thời khác.
- Giá thành rẻ: ga R22 có giá thấp hơn từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng so với các loại ga khác trên thị trường.
Nhược điểm
- Gây tổn hại đến tầng Ozon: hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cấm sử dụng ga R22 và các hợp chất HFC (hydrofluorocarbon) vì chúng tác động tiêu cực đến tầng Ozon và môi trường.
- Gây ngạt khí: nếu nồng độ không khí quá cao, người dùng sẽ dễ bị ngạt thở do thiếu dưỡng khí và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Chỉ số nén thấp: điều này làm cho áp suất khí hút về máy nén thấp hơn áp suất bình thường, điều hòa phải tiêu thụ nhiều điện hơn, dẫn đến chi phí điện tăng.
4. Thay ga điều hòa giá bao nhiêu?
Dưới đây là bảng giá thay/nạp ga điều hòa mà bạn có thể tham khảo:
Công suất điều hòa | R140A | R32 | R22 |
9000 BTU (~ 1HP) | 700.000 – 800.000 VNĐ | 700.000 – 800.000 VNĐ | 400.000 – 500.000 VNĐ |
12000 BTU (~ 1.5HP) | 800.000 – 900.000 VNĐ | 770.000 – 900.000 VNĐ | 500.000 – 600.000 VNĐ |
18000 BTU (~ 2HP) | 900.000 – 1.000.000 VNĐ | 850.000 – 950.000 VNĐ | 600.000 – 750.000 VNĐ |
24000 BTU (~ 2.5HP) | 1.000.000 – 1.150.000 VNĐ | 1.050.000 – 1.150.000 VNĐ | 700.000 – 900.000 VNĐ |
5. Những câu hỏi thường gặp
Trong quá trình sử dụng ga máy lạnh, người dùng không tránh khỏi những thắc mắc và lúng túng. Dưới đây là những câu hỏi thắc mắc của nhiều người dùng mà Hợp Phát đã tổng hợp.
5.1. Dấu hiệu cho thấy hết ga dùng cho điều hòa?
Các dấu hiệu điều hòa hết gas có thể nhận thấy qua một số biểu hiện sau:
- Khả năng làm lạnh kém: Điều hòa mất đi hiệu quả làm mát thông thường, phải cài đặt nhiệt độ thấp hơn mức quen thuộc để đạt cảm giác thoải mái.
- Rò rỉ nước từ dàn nóng: Khi thiếu gas, nước không bay hơi như mong đợi mà chảy ra ngoài, gây tình trạng rò rỉ nước.
- Thời gian làm lạnh kéo dài: Máy điều hòa mất nhiều thời gian hơn để làm mát phòng với cùng diện tích và cài đặt nhiệt độ, dấu hiệu cho thấy gas không còn đủ để hỗ trợ làm lạnh hiệu quả.
- Hóa đơn tiền điện tăng: Điều hòa tiêu thụ điện năng cao hơn bình thường khi gas yếu, do phải hoạt động mạnh hơn để duy trì khả năng làm lạnh.
- Phát ra âm thanh lạ: Nếu điều hòa phát ra tiếng động lạ như tiếng sủi bọt khí hoặc tiếng ồn liên tục, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống gas đang có vấn đề.
Những dấu hiệu này là dấu hiệu cần bổ sung hoặc thay thế gas để duy trì hiệu quả hoạt động của điều hòa.
5.2. Nguyên nhân làm điều hòa hết ga?
Những nguyên nhân phổ biến làm điều hòa hết ga: điều hòa lắp đặt sai cách, các đầu nối không được bọc kín, chất lượng ống dẫn ga kém, điều hòa không được kiểm tra vận hành kỹ lưỡng sau khi lắp đặt.
5.3. Ga điều hòa dùng bao lâu thì hết?
Ga nạp cho điều hòa không có mức hạn cố định để thay và tùy thuộc vào từng loại ga máy lạnh sẽ có thời gian thay ga cụ thể. Thông thường, ga máy lạnh có thời hạn sử dụng từ 15 đến 20 năm.
5.4. Các loại ga có thể thay thế nhau được không?
Các loại ga điều hòa không thể thay thế cho nhau vì mỗi loại máy lạnh được thiết kế và sử dụng nguyên vật liệu chuyên dụng dành cho từng loại khí lạnh khác nhau. Ví dụ, ga R410A và R32 hoạt động với áp suất cao hơn gấp 1,6 lần ga R22, vì thế cần một hệ thống ống dẫn dày hơn nhằm chịu được áp suất, tránh rò rỉ.
Các bài viết liên quan:
- Nhiệt độ điều hòa thích hợp và những điều cần lưu ý
- Hướng dẫn thay gas điều hòa và những điều cần lưu ý
Vừa rồi là những thông tin cơ bản về những loại ga điều hòa phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hợp Phát hy vọng bạn đọc sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích về ga máy lạnh cũng như được giải đáp những thắc mắc khi sử dụng điều hòa.