Việc thay gas điều hòa là vô cùng cần thiết và quan trọng, nó giúp cho máy đáp ứng khả năng làm lạnh hiệu quả và sử dụng lâu dài hơn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hợp Phát tìm hiểu qua quy trình thay gas cho điều hòa và những điều cần lưu ý.
1. Dấu hiệu nhận biết điều hòa cần phải thay gas (nạp gas, bơm gas)
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy điều hòa đang thiếu gas:
- Hiệu suất làm lạnh giảm: Khi lượng gas trong máy lạnh không đủ, hiệu quả làm lạnh sẽ giảm sút rõ rệt, máy mất nhiều thời gian để làm mát không gian như bình thường.
- Đèn báo lỗi nhấp nháy: Ở một số dòng máy, khi gặp sự cố thiếu gas, đèn báo lỗi sẽ nhấp nháy liên tục để cảnh báo người dùng về tình trạng này.
- Tự động tắt bật sau thời gian ngắn: Máy lạnh có thể tự động ngừng hoạt động sau khoảng 15 phút, đây có thể là dấu hiệu của việc thiếu gas. Bạn nên kiểm tra các chế độ cài đặt trên remote đã đúng chưa. Nếu không có vấn đề, có thể linh kiện bên trong điều hòa đã bị lỗi.
- Nước rò rỉ từ dàn lạnh: Tình trạng thiếu gas có thể gây ra sự cố rò rỉ nước do dàn lạnh bị đông đá hoặc tích tụ tuyết, làm nước chảy ra bên ngoài.
- Tuyết bám trên ống đồng: Nếu thấy tuyết bám trên ống đồng hoặc có dấu hiệu rò rỉ nước, đây có thể là dấu hiệu cho thấy máy lạnh đang thiếu gas.
2. Nguyên nhân làm máy lạnh hết gas
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa hết gas, trong đó bao gồm những nguyên nhân phổ biến sau:
- Xì đầu tán: những nguyên nhân làm dầu tán bị xì gồm có thời tiết, thời gian sử dụng thiết bị,… Việc đầu tán bị xì là nguyên nhân phổ biến làm máy lạnh hết gas.
- Xì ống đồng: ống đồng bị xì sẽ dẫn đến tình trạng bám tuyết trên ống, khi lớp tuyết tan sẽ dẫn đến trường hợp nước rò rỉ trên ống và làm máy lạnh hết gas.
- Xì dàn nóng/dàn lạnh: tình trạng dàn nóng hay dàn lạnh bị xì cũng tác động không nhỏ đến lưu lượng gas trong thiết bị.
3. Thay gas điều hòa hết bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có 3 loại gas thường được sử dụng cho điều hòa: Gas R22, Gas R410a và Gas R32. Mỗi loại gas có thành phần khác nhau, do đó chi phí nạp gas cho điều hòa cũng sẽ khác biệt. Cụ thể:
- Gas R22: Chi phí nạp bổ sung dao động từ 150.000 – 200.000 đồng. Nếu nạp lại toàn bộ, giá sẽ trong khoảng 400.000 – 600.000 đồng.
- Gas R410a: Vì đây là loại gas có hai thành phần nên không thể nạp bổ sung. Khi thiếu gas, bạn sẽ phải xả toàn bộ và nạp lại với mức giá từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
- Gas R32: Nạp bổ sung gas sẽ có giá từ 300.000 – 400.000 đồng. Nếu cần nạp toàn bộ, chi phí sẽ rơi vào khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng.
4. Cách thay gas điều hòa
Dưới đây là những lưu ý trước khi thay gas và các bước thay gas điều hòa an toàn, đúng kỹ thuật:
4.1. Những lưu ý trước khi thay gas điều hòa
- Xác định loại gas sử dụng: Trước khi tiến hành nạp gas, hãy kiểm tra loại gas mà máy lạnh của bạn sử dụng. Bạn có thể tìm thông tin này trên nhãn sản phẩm hoặc gọi điện cho nhà cung cấp, đọc tên model máy lạnh nhờ nhân viên kiểm tra thông tin chính xác.
- Không nạp gas ở chế độ sưởi ấm: Khi máy lạnh đang ở chế độ sưởi, áp suất van 3 ngả sẽ cao, làm gas không thể bơm vào máy lạnh.
- Úp bình gas khi nạp: Bạn cần phải đặt bình gas úp xuống khi thực hiện nạp qua van 3 ngả ở dàn nóng.
- Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất: Trước khi nạp gas, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống mức 17°C và đảm bảo áp suất nạp gas ở mức khoảng 150 psi.
4.2. Các bước thay gas điều hòa
Bước 1: Kết nối đồng hồ đo chuyên dụng với bình gas và cục nóng
- Tháo vỏ máy lạnh và nới lỏng các đầu ốc nạp gas bằng mỏ lết.
- Nối một đầu dây đồng hồ đo áp suất vào van nạp gas trên dàn nóng, đầu dây còn lại nối với bình gas.
- Kiểm tra áp suất gas hiện tại
- Kiểm tra kỹ các ống dẫn xem có bị rò rỉ không. Nếu phát hiện rò rỉ, hãy hàn lại hoặc thay mới trước khi tiến hành nạp gas để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Sử dụng máy hút chân không
- Dùng thiết bị hút chân không chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn không khí trong hệ thống ống dẫn.
- Khi đồng hồ hạ về mức áp suất âm, hãy khóa van lại và tắt máy hút trong vòng 30 – 60 phút.
- Khi kim đồng hồ trở về số 0, cho thấy hệ thống đã được hút hết không khí.
Bước 3: Tiến hành bơm gas
- Mở hết cỡ van bình gas và khóa gas trên đồng hồ đo.
- Điều chỉnh gas lên mức áp suất khoảng 250 psi.
- Chỉ mở van gas trên đồng hồ trong khoảng 15 – 20 giây, sau đó khóa lại.
- Khi áp suất gas trên đồng hồ bằng với thông số gas ghi trên máy lạnh, khóa van bình gas và van trên đồng hồ để kết thúc quá trình.
Bước 4: Kiểm tra lại
- Bật máy lạnh và để máy hoạt động trong khoảng 30 – 60 phút.
- Theo dõi các thông số hoạt động để đảm bảo máy lạnh đang vận hành ổn định và không có hiện tượng bất thường nào.
4. Những lưu ý khi thay gas cho điều hòa
Dưới đây là những lưu ý khi thay gas cho điều hòa mà Hợp Phát đã chọn lọc thông tin và gửi đến bạn:
- Cần phải chú trong lắp đặt đúng kỹ thuật: vì nếu lắp đặt sai kỹ thuật, gây rò rỉ sẽ gây ra tình trạng gas thất thoát đi và giảm khả năng làm lạnh của máy. Lúc này, bạn nên tìm cách khắc phục và bổ sung thêm gas cho máy.
- Các thương hiệu điều hòa uy tín ngay khi xuất xưởng thì máy đã được nạp đầy đủ lượng gas cần thiết, người dùng không cần bổ sung gas khi mới lắp đặt xong.
- Đối với những dòng điều hòa cũ, khi thực hiện bảo trì hay bảo dưỡng, bạn cần dựa vào thông số trên dàn nóng và đo xem lượng gas bên trong còn đủ dùng hay không. Nếu không, hãy tính toán lượng gas và nạp vào máy.
- Đặc biệt không nên để máy điều hòa cạn kiệt gas rồi mới nạp, điều này ảnh hưởng đến hoạt động ổn định và lâu dài của máy.
5. Những câu hỏi thường gặp
Quá trình thay gas điều hòa khá phức tạp, đôi khi khiến thợ sửa chữa gặp khó khăn và bối rối. Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc của đa số người dùng điều hòa khi tiến hành thay gas.
Tại sao cần phải thay gas cho điều hòa?
Gas điều hòa là một môi chất làm lạnh – yếu tố quan trọng giúp máy hoạt động ổn định, hiệu quả cũng như có tác động trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Nếu xảy ra tình trạng thiếu gas, điều hòa sẽ hoạt động kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu làm lạnh của người dùng.
Vì thế, sau một thời gian sử dụng, bạn nên chú ý nạp thêm gas cho điều hòa nếu nhận thấy hiện tượng gas yếu. Nhờ đó, điều hòa sẽ hoạt động hiệu quả và lâu dài hơn.
Bao lâu thay gas điều hòa?
Với máy lạnh mới, bạn nên tiến hành nạp gas sau một năm sử dụng. Đối với máy lạnh 1 chiều, việc bảo dưỡng tối thiểu nên thực hiện 3 tháng/lần, trong khi máy lạnh 2 chiều cần được bảo dưỡng ít nhất 2 lần mỗi năm.
Trong trường hợp máy lạnh mới gặp các sự cố như hỏng dàn lạnh, rò rỉ ống đồng, hỏng dàn nóng, hoặc lỏng khớp nối, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để khắc phục các lỗi này trước, sau đó kịp thời nạp gas cho máy.
Nên chọn loại gas nào phù hợp với điều hòa?
Mỗi điều hòa sẽ có công suất làm lạnh khác nhau, thế nên việc sử dụng gas điều hòa cho các loại máy cũng khác nhau. Bạn nên dựa vào công suất làm lạnh của máy và áp suất tiêu chuẩn của từng loại gas mà đưa ra lựa chọn gas điều hòa phù hợp nhất.
Các bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về các loại ga điều hòa phổ biến nhất hiện nay
- Nhiệt độ điều hòa thích hợp và những điều cần lưu ý
Việc hiểu rõ về tình trạng điều hòa thiếu gas và nắm chắc quy trình thay gas điều hòa là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ đó, bạn có thể nhận biết và thay gas kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và tuổi thọ của máy. Hy vọng bài viết này của Hợp Phát cung cấp đủ nguồn thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn.