Chiller công nghiệp là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng

Chiller công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp làm lạnh, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về dòng sản phẩm này. Trong bài viết này, Hợp Phát sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về máy làm lạnh chiller, từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mình.

chiller công nghiệp
Chiller công nghiệp có độ tin cậy cao, giảm thiểu sự cố và thời gian ngừng hoạt động không mong muốn

>>> Xem thêm: Máy lạnh | Điều hòa công nghiệp chính hãng, giá sỉ

1. Thế nào là máy làm lạnh nước chiller công nghiệp?

Máy làm lạnh Chiller là dòng sản phẩm chuyên sản xuất nước lạnh, thường được ứng dụng trong các công trình lớn như trung tâm thương mại, nhà máy, nhà xưởng. Hệ thống chiller đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lạnh để làm mát các đồ vật, thực phẩm, và phục vụ cho các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, y tế (làm lạnh máy MRI).

Máy chiller bao gồm 4 thiết bị chính: máy nén, van điều tiết, thiết bị bay hơi và thiết bị ngưng tụ, cùng với một số thiết bị phụ trợ khác. Các thiết bị này được tích hợp sẵn trong một khối thống nhất, giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

chiller công nghiệp
Có sự đa dạng về kích thước và công suất để phù hợp với nhu cầu của từng dự án cụ thể

2. Cấu tạo và công dụng của chiller công nghiệp

2.1. Cấu tạo của chiller công nghiệp

  • Máy nén lạnh: Gồm máy nén, bộ làm mát, tủ điều khiển và hệ thống ống dẫn, máy nén lạnh được sử dụng để nén hơi lạnh để tăng áp suất và nhiệt độ của hơi lạnh. 
  • Bộ làm mát: Các thành phần như bình nước, bơm, van, tản nhiệt, giúp làm mát nước và duy trì nhiệt độ ổn định. 
  • Tủ điều khiển: Bao gồm các cảm biến nhiệt độ, van điều khiển và các thành phần khác, tủ điều khiển giúp điều chỉnh hoạt động của hệ thống làm lạnh nước. 
  • Hệ thống ống dẫn: Các ống dẫn chuyên dùng để vận chuyển và phân phối nước lạnh đến các thiết bị cần làm mát.
Hệ thống làm lạnh chiller công nghiệp
Khả năng làm lạnh mạnh, phù hợp cho các ứng dụng trong các công trình quy mô lớn

2.2. Công dụng của máy làm lạnh

Làm lạnh nước cho công nghiệp

Dãy điều chỉnh nhiệt độ nước của chiller công nghiệp rộng từ 6°C đến 30°C, phục vụ cho các ứng dụng như làm mát khuôn nhựa, làm lạnh máy in màu, giải nhiệt dầu máy cơ khí chính xác qua tấm PHE, trạm trộn bê tông, làm lạnh pha trộn hóa chất, bể mạ, cũng như trong ngành công nghiệp thực phẩm như rượu bia và nước giải khát. 

Điều Hòa Không Khí Trung Tâm Nước

Dãy điều chỉnh nhiệt độ nước hẹp từ 7°C đến 12°C, phù hợp cho các ứng dụng trong nhà sách, siêu thị, không gian xưởng công nghiệp (ngành dệt nhuộm, nhà thuốc, bệnh viện), trung tâm thương mại và các cơ sở y tế với yêu cầu về độ ẩm và nhiệt độ.

Chiller công nghiệp giải nhiệt
Chiller công nghiệp thường được thiết kế với hiệu suất cao, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành

>>> Xem thêm: Quy trình và chi phí lắp điều đặt hòa công nghiệp

3. Phân loại hệ thống chiller công nghiệp

3.1. Phân loại theo thiết bị ngưng tụ

Chiller công nghiệp giải nhiệt nước

Hệ thống chiller giải nhiệt (chiller gió) phát triển sử dụng gió với hiệu suất làm lạnh vượt trội so với hệ thống chiller sử dụng nước. Điều này làm cho chiller gió trở thành lựa chọn phổ biến trong các cơ sở công nghiệp có nhu cầu làm lạnh ở mức độ thấp. 

Nguyên tắc hoạt động của chiller công nghiệp gió là dựa trên sự thay đổi trạng thái của chất lỏng. Hơi nước được làm ngưng tụ thành lỏng, và sau đó lỏng lại được biến đổi trở lại thành hơi. 

Quá trình tạo ra sự chuyển đổi giữa hơi và lỏng, đồng thời thu được nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Kết quả là hệ thống có thể sử dụng nhiệt này để làm mát các thiết bị và làm cho môi trường xung quanh trở nên mát mẻ hơn.

Hệ thống giải nhiệt nước

Hệ thống chiller giải nhiệt nước (chiller trục vít) là một thiết bị sử dụng tháp giải nhiệt để làm mát gas. Thông thường, nó được áp dụng để làm lạnh nước trong các dự án quy mô lớn như các nhà kho thực phẩm, siêu thị, nhà máy, trung tâm thương mại, và nhiều nơi khác. Tháp giải nhiệt của chiller có khả năng làm giảm nhiệt độ của nước từ 40-90 độ C xuống dưới 30 độ C.

Chiller công nghiệp giải nhiệt
Được xây dựng với cấu trúc chắc chắn và sử dụng các vật liệu chất lượng cao

3.2. Phân loại theo công dụng

Điều hòa không khí trung tâm

Được áp dụng trong các môi trường với yêu cầu nhiệt độ nước thấp, thường chỉ từ 7-12 độ C. Các địa điểm lắp đặt phổ biến bao gồm siêu thị, nhà sách, văn phòng, nhà máy, trung tâm thương mại, xưởng sản xuất, và nhiều nơi khác.

Giải nhiệt công nghiệp – máy làm mát khuôn nhựa 

Điều chỉnh nhiệt độ của nước từ 60-90 độ C xuống dưới 30 độ C bằng cách sử dụng tháp giải nhiệt. Chiller công nghiệp được áp dụng trong các lĩnh vực như nhà máy sản xuất nhựa, nhà may mẫu, cung cấp nước lại trong bê tông, các tủ đông chứa trong siêu thị,….

3.3. Phân loại theo máy nén

Dựa vào máy nén, trên thị trường hiện nay có các loại chiller như: chiller Piston, chiller trục vít, chiller xoắn ốc. Mỗi loại chiller công nghiệp này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Quyết định lựa chọn được đưa ra dựa trên nhu cầu cụ thể của ngành sản xuất, hiệu suất và tiêu thụ năng lượng của máy. Bên cạnh đó, việc xác định kích thước và không gian phù hợp là điều cần thiết trước khi tiến hành lắp đặt chiller.

Hệ thống làm lạnh chiller công nghiệp
Thiết kế các tính năng giúp  giảm thiểu thời gian dừng máy và tăng tính liên tục của hệ thống

>>> Xem thêm: Chiller giải nhiệt nước là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

4. Ưu và nhược điểm của hệ thống chiller công nghiệp

Ưu điểm của hệ thống chiller:

  • Hệ thống chiller có công suất lạnh lên đến 3000 tấn, phù hợp cho các công trình lớn hoặc có nhu cầu làm lạnh lớn.
  • Được lắp đặt trong phòng, tầng hầm hoặc sân thượng mà không ảnh hưởng đến mỹ quan của công trình.
  • Chiller sử dụng nước làm chất làm lạnh và nhờ bơm phân phối nước đến các thiết bị trao đổi nhiệt, nên có thể dẫn nước đi xa hoặc lên cao tầng một cách hiệu quả và linh hoạt.
  • Hệ số hiệu suất COP của chiller công nghiệp cao, kết hợp với điều kiện vận hành tối ưu của bơm, sẽ tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành đáng kể.
  • Có thể tinh chỉnh ứng dụng rộng rãi và thiết kế đa dạng phù hợp với từng dự án cụ thể như: kết hợp với nhiệt bình để làm nóng nước cho khách sạn, bệnh viện, kết nối với nhiều máy bơm primary/secondary để phân phối nước cho các tòa nhà cao tầng hoặc khu phức hợp một cách hiệu quả. 
  • Quản lý và điều khiển hiệu quả thông qua kết nối với hệ thống quản lý tòa nhà.
  • Chiller có thể làm việc ở nhiệt độ nước đến mức chênh lệch cao đến 9 độ C, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
  • Kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

Nhược điểm của hệ thống chiller:

  • So với các hệ thống điều hòa khác, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống chiller thường đắt hơn.
  • Quá trình thi công và lắp đặt hệ thống chiller thường phức tạp hơn so với các hệ thống khác.
  • Để điều khiển vận hành và bảo trì hệ thống chiller một cách hiệu quả, cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn và có kinh nghiệm.
chiller công nghiệp
Chiller công nghiệp thường có tuổi thọ cao và cần ít sự can thiệp bảo trì

5. Những lưu ý trong quá trình vận hành

  • Người điều hành hệ thống cần phải có sự tinh tế và nhạy bén để có thể nghe được các âm thanh phát ra từ máy làm lạnh.
  • Kiểm tra đường hút của máy xem liệu máy có bị đóng đá hay không.
  • Theo dõi kỹ các thông số kỹ thuật của máy để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
  • Trước khi vận hành máy, Cần xem xét cẩn thận những yếu tố có liên quan như nguồn điện, nguồn nước và các yếu tố khác để đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra.
  • Thường xuyên ghi chép lại quá trình vận hành của máy.

Những bài viết liên quan: 

Với những thông tin về máy làm lạnh nước chiller công nghiệp trên, Hợp Phát hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hơn để chọn được những loại máy làm lạnh phù hợp cũng như bảo quản, sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tìm hiểu các biểu tượng trên điều khiển điều hòa Gree

Việc hiểu rõ các biểu tượng trên điều khiển điều hòa Gree là điều cần thiết để tận dụng tối đa tính năng và hiệu suất của máy. Những biểu tượng này không chỉ giúp bạn dễ dàng thao tác mà còn đảm bảo rằng điều hòa hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện và

Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không? Cách sử dụng tiết kiệm

Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không là câu hỏi mà nhiều người dùng quan tâm khi muốn tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng máy lạnh. Nhiệt độ điều hòa có ảnh hưởng lớn đến lượng điện tiêu thụ và việc cài đặt ở mứcbật điều hòa 30 độ có

Hệ thống Điều hòa trung tâm là gì? Máy lạnh VRV, VRF

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng điều hòa trung tâm sở hữu các tính năng và công nghệ vượt trội. Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí trung tâm được ứng dụng phổ biến ở các công trình, biệt thự cao cấp. Cùng Hợp Phát tìm hiểu chi tiết về dòng

Bật điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu tiền? Cách sử dụng tiết kiệm

Bật điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu tiền là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi sử dụng thiết bị, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Việc hiểu rõ mức tiêu thụ điện năng và chi phí đi kèm giúp bạn sử dụng điều hòa một cách tiết kiệm và hiệu