Việc hiểu rõ về cấu tạo – nguyên lý hoạt động của điều hòa giúp người dùng sử dụng thiết bị hiệu quả, tối ưu và tiết kiệm hơn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hợp Phát tìm hiểu qua cơ chế vận hành và cấu tạo điều hòa nhé.
1. Cấu tạo của điều hòa
Những thành phần chính của điều hòa, bao gồm:
Dàn lạnh
- Vị trí lắp đặt: nên lắp đặt trong nhà và trên cao.
- Chức năng: làm mát không gian bằng phương pháp trao đổi nhiệt với không khí trong phòng thông qua quạt của dàn lạnh.
Dàn nóng
- Vị trí lắp đặt: ngoài trời, vị trí thông thoáng, nơi được cố định an toàn, chắc chắn.
- Chức năng: xả nhiệt ra ngoài môi trường sau khi môi chất làm lạnh đã hấp thụ nhiệt độ tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng.
Máy nén
- Vị trí lắp đặt: đặt trong dàn nóng điều hòa, thường có độ lớn bằng 1/3 dàn nóng.
- Chức năng: nén và hút môi chất làm lạnh trong hệ thống, tạo áp suất chênh lệch giữa các trạng thái của môi chất lạnh để làm mát cho không gian.
Quạt dàn nóng
- Vị trí lắp đặt: được lắp đặt bên trong dàn nóng.
- Chức năng: thổi không khí nóng đi qua dàn nóng và đưa ra ngoài môi trường.
Quạt dàn lạnh
- Vị trí lắp đặt: được lắp đặt bên trong dàn lạnh.
- Chức năng: đưa khí lạnh ra không gian phòng, làm nhiệt độ phòng giảm xuống đến nhiệt độ đã điều chỉnh hay cài đặt.
Ống dẫn gas
- Vị trí lắp đặt: nơi kết nối dàn nóng và dàn lạnh.
- Chức năng: làm đường đi của môi chất lạnh kết nối giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Van tiết lưu
- Vị trí lắp đặt: được đặt ở dàn nóng đối với loại điều hòa treo tường.
- Chức năng: làm giảm áp suất và nhiệt độ khi môi chất lạnh đi qua sau khi môi chất bị nén.
Tụ điện
- Vị trí lắp đặt: nằm bên trong dàn nóng đối với loại máy Non-inverter.
- Chức năng: Hỗ trợ máy nén hoạt động hiệu quả.
Bảng mạch điều khiển
- Vị trí lắp đặt: mạch điều khiển chính nằm ở dàn lạnh, còn mạch điều khiển tần số hoạt động của máy nén nằm ở dàn nóng.
- Chức năng: làm trung tâm điều khiển và kiểm soát toàn bộ hoạt động bên trong của điều hòa.
Van đảo chiều (thuộc điều hoà 2 chiều)
- Vị trí lắp đặt: đặt ở dàn nóng, cùng khu vực với vị trí máy nén.
- Chức năng: chuyển đổi và điều hướng lưu lượng môi chất lạnh khi đi qua van.
>>> Xem thêm: Nên để điều hòa ở chế độ nào? Cách lựa chọn chế độ tối ưu
2. Nguyên lý hoạt động của điều hòa
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều và 2 chiều là giống nhau, tuy nhiên, vẫn có một vài chi tiết khác biệt. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của 2 loại điều hòa này.
2.1. Nguyên lý của máy 1 chiều
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 1 chiều trải qua những giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Thiết bị nén tiến hành nén và đẩy môi chất lạnh (gas) tại trạng thái nhiệt độ và áp suất cao lên dàn ngưng tụ.
- Giai đoạn 2: Môi chất lạnh bắt đầu chuyển đổi nhiệt và hình dạng (chuyển sang thể lỏng) tại dàn ngưng tụ.
- Giai đoạn 3: Sau khi đi qua van tiết lưu, môi chất làm lạnh sẽ chuyển sang trạng thái áp suất, nhiệt độ thấp hơn và di chuyển đến dàn lạnh.
- Giai đoạn 4: Tại dàn lạnh, môi chất làm lạnh thể lỏng sẽ giúp hạ thấp nhiệt độ không khí ở trong phòng. Quạt gió sẽ hút không khí vào dàn lạnh, khi đi qua môi chất làm lạnh sẽ đẩy khí mát lạnh trở lại ra ngoài.
- Giai đoạn 5: Môi chất lạnh sau khi trao đổi nhiệt với môi trường trong phòng sẽ dần chuyển sang thể khí và được máy nén hút về, qua bầu tách lỏng để đảm bảo môi chất lạnh di chuyển về máy nén hoàn toàn ở thể khí.
2.2. Nguyên lý của máy 2 chiều
Máy 2 chiều có nguyên lý hoạt động làm lạnh tương tự như loại 1 chiều, tuy nhiên, điều hòa 2 chiều còn có chức năng sưởi ấm – đây là tính năng mà máy 1 chiều không có. Đối với nguyên lý hoạt động sưởi ấm, điều hòa 2 chiều có 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Khi người dùng bật chế độ làm ấm, van đảo chiều được kích hoạt hoạt động. Trong đó, cầu 1 sẽ hoạt động tiếp ứng với cầu 4, còn cầu 2 hoạt động với cầu 3.
- Giai đoạn 2: Gas thể khí ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ di chuyển từ dàn ngoài trời vào van đảo chiều bằng cầu 2, 3. Sau đó, gas sẽ tiếp tục đi vào bình bẫy gas lỏng và máy nén.
- Giai đoạn 3: Máy nén tiến hành nén gas đến trạng thái nhiệt độ cao, áp suất thấp và di chuyển đến dàn nóng trong nhà bằng cấu 1, 4 của van đảo chiều. Gas sẽ hấp thụ toàn bộ nhiệt độ lạnh trong không gian và chuyển sang thể lỏng áp suất cao, nhiệt độ thấp.
- Giai đoạn 4: Gas được đưa qua van tiết lưu và trở thành loại gas có áp suất cao, nhiệt độ thấp. Sau đó, đi phin lọc để được lọc hết tạp chất và đi qua dàn lạnh, tỏa nhiệt ra môi trường.
>>> Xem thêm: Thông số điều hoà là gì? Hướng dẫn xem thông số điều hoà
3. Lưu ý khi thi công lắp đặt điều hòa
Khi quyết định lắp đặt điều hòa trong không gian, bạn nên chú ý những chi tiết sau:
- Chọn vị trí lắp đặt phù hợp: nên lắp đặt ở những nơi thoáng mát, không bị che khuất bởi vật cản như đồ nội thất, rèm cửa, tường, …
- Lựa chọn công suất phù hợp: nên chọn loại có công suất trên 30%, vì điều hòa thường hoạt động ở công suất ngưỡng 50 – 70%, đảm bảo độ làm lạnh tốt hơn, sử dụng bền lâu hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
- Vệ sinh điều hòa định kỳ: việc vệ sinh, lau chùi máy lạnh định kỳ để giữ hiệu suất hoạt động tốt hơn. Bạn cũng có thể thực hiện vệ sinh tại nhà bằng việc làm sạch bộ lọc không khí và bề mặt máy lạnh để loại bỏ bụi bẩn, chất cặn.
- Không gian đạt chuẩn: phòng sử dụng điều hòa phải cách nhiệt tốt. Bạn có thể sử dụng tấm xốp dán tường cách nhiệt để điều hòa làm mát hiệu quả và tối ưu hơn.
Những bài viết liên quan:
Việc hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa giúp bạn sử dụng thiết bị một cách hiệu quả và tối ưu hơn. Vì thế, hy vọng qua bài viết hôm nay của Hợp Phát, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích và sử dụng điều hòa tối ưu hơn nhé.