Hiện nay với bất kỳ dòng điều hòa của các hãng trên thị trường khi dùng một thời gian dài đều gặp tình trạng máy lạnh bị đông đá, chúng xảy ra khá thường xuyên. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc này như là: không vệ sinh thường xuyên, cánh tản nhiệt bị hỏng,… Vậy những nguyên nhân chính nào dẫn đến việc điều hòa bị đóng tuyết và cách để khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy tham khảo phương pháp giải quyết dưới đây của Hợp Phát.
1. Máy lạnh bị đông đá là gì? Dấu hiệu nhận biết
Hiện tượng máy lạnh bị đông đá, hay còn gọi là máy lạnh bị đóng tuyết, là khi bạn thấy những lớp tuyết dày bám trên thiết bị. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả cục nóng và cục lạnh của máy lạnh, và mức độ tuyết có thể gia tăng theo thời gian, từ một lớp mỏng đến phủ kín toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh.
Đông đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu máy lạnh không được bảo trì đúng cách, hoặc do điều kiện thời tiết và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tình trạng đóng tuyết này có thể xuất hiện ở hầu hết các loại máy lạnh từ các thương hiệu khác nhau.
2. Tác hại khi máy lạnh bị đông đá
Nếu không kịp thời xử lý khi máy lạnh bị đông đá, các vấn đề sau đây có thể xảy ra:
- Khả năng làm lạnh giảm: Lớp băng tuyết bám trên máy lạnh làm cản trở quá trình phát tán nhiệt và thổi khí ra ngoài, dẫn đến hiệu suất làm lạnh bị suy giảm.
- Tăng tiêu hao điện năng: Khi không thể thổi gió ra ngoài, máy nén phải hoạt động với công suất cao hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn. Điều này không chỉ tiêu tốn nhiều điện năng, làm tăng hóa đơn tiền điện mà còn không đạt hiệu quả làm mát mong muốn.
- Hư hỏng đồ dùng: Khi máy lạnh ngừng hoạt động, lớp băng tuyết sẽ tan thành nước, có thể nhỏ giọt xuống làm tăng độ ẩm trong không khí. Điều này có thể gây hại cho các đồ vật đặt dưới máy lạnh, dẫn đến tình trạng rỉ sét, ẩm mốc hoặc sự cố chập điện nếu nước rơi vào ổ cắm.
- Giảm tuổi thọ thiết bị: Sự đông đá có thể gây tổn hại cho các linh kiện bên trong máy lạnh, làm cho thiết bị hoạt động không ổn định và giảm tuổi thọ đáng kể.
3. Nguyên nhân dẫn đến dàn lạnh điều hòa đóng tuyết
Như đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng băng máy lạnh âm trần, điều hòa. Theo các chuyên gia thì những nguyên nhân chính là:
- Lắp đặt sai kỹ thuật: Lắp đặt không đúng cách là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng máy lạnh bị đông đá. Nếu lỗi này xảy ra, bạn có thể nhận thấy sự xuất hiện của băng tuyết chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi lắp đặt.
- Tắc đường ống dẫn gas: Do van ống của cục nóng bên ngoài có kích cỡ nhỏ bị bám tuyết gây ra tình trạng bị tắc đường dẫn ống.
- Thiếu hụt gas: Việc này sẽ khiến dàn lạnh hoạt động kém có khi ngừng hoàn toàn, khi đó luồng khí lạnh sẽ tập trung một nơi, không thể xả ra được, gây ra tình trạng phủ tuyết.
- Quạt tản nhiệt bị hư hại: Trong quá trình sử dụng nhiều cánh quạt tản nhiệt bị bóp méo, xê lệch làm quá trình tản nhiệt ra không đều gây ra bị đóng băng tuyết dàn lạnh.
- Không bảo dưỡng định kỳ điều hòa: Khi sử dụng điều hòa dân dụng từ 3-6 tháng mà bạn không vệ sinh thường xuyên hay bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ khiến bụi bẩn bám vào bên trong cục lạnh và đọng lại bên trong khiến máy bị đóng tuyết.
- Nhiệt độ bên ngoài môi trường quá thấp: Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài ở mức thấp trong khi bạn vẫn mở điều hòa làm lạnh thấp làm cho băng tuyết có cơ hội để hình thành bên trong điều hòa.
>>> Xem thêm: Hiểm họa không ngờ từ máy lạnh mini treo tường siêu rẻ
4. Giải pháp cho việc bị đóng tuyết dàn lạnh điều hòa
Ở trên thì bạn đã biết những nguyên nhân chiếc điều hòa treo tường của bạn bị đóng tuyết. Tiếp theo, Hợp Phát sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục những nguyên nhân trên 1 cách nhanh nhất.
- Lắp đặt sai kỹ thuật: Để khắc phục vấn đề này, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành chuyên nghiệp để yêu cầu kiểm tra và lắp đặt lại máy lạnh đúng kỹ thuật.
- Tắc đường ống dẫn gas: Bạn nên thường xuyên vệ sinh dàn nóng để phát hiên sớm nhất hiện tượng nghẹt đường ống dẫn gas, sau đó liên hệ với thợ sửa chữa điều hòa kịp thời.
- Thiếu hụt gas: Bạn nên kiểm tra trước ống dẫn gas bị rò rỉ gì hay không. Liên hệ trực tiếp với bên bảo trì để cung cấp nạp thêm.
>>> Xem thêm: Danh sách các loại điều hòa được ưa chuộng tại Việt Nam
- Quạt tản nhiệt bị hư hại: Bạn có thể dùng kìm để kéo thẳng những cánh quạt lại hoặc liên hệ trung tâm bảo trì để thay hoàn toàn mới với những cánh bị hư hỏng nặng.
- Không bảo dưỡng định kỳ điều hòa: Khoảng 3-6 tháng bạn nên có một đợt để vệ sinh, kiểm tra điều hòa định kỳ.
- Nhiệt độ bên ngoài môi trường quá thấp: Nên sử dụng điều hòa hoạt động trên mức nhiệt độ cao, tốt nhất là dừng hoạt động một khoảng thời gian sao cho băng tuyết trên dàn lạnh dần tan hết.
Ngoài những biện pháp khăc phục trên thì Hợp Phát vẫn khuyên các bạn cứ 3-6 tháng chúng ta kiểm tra định kỳ một lần sao cho máy vận hành tốt nhất, luôn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.
Những bài viết liên quan:
- Tuổi thọ máy lạnh là bao lâu? Khi nào nên thay thế?
- Công suất tiêu thụ điện của điều hòa 9000btu là bao nhiêu?
Bạn cảm thấy thế nào về bài viết này? Hãy cùng với Hợp Phát chia sẻ những kinh nghiệm về điều hòa bằng những bình luận phía dưới nhé!