Bảo trì điều hòa trung tâm là việc rất quan trọng khi sử dụng hệ thống điều hòa trong một thời gian dài. Sau khi sử dụng lâu điều hòa sẽ bị bám bụi khiến cho hệ thống hoạt động không được ổn định. Dưới đây Hợp Phát sẽ giới thiệu đến bạn lợi ích cũng như quy trình bảo trì chi tiết.
1. Lợi ích của việc bảo trì điều hòa trung tâm
Nếu không thực hiện bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp ga điều hòa định kỳ, cục nóng của máy lạnh sẽ không thể giải nhiệt hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc dàn nóng và dàn lạnh không thể trao đổi nhiệt đúng cách, gây ra tình trạng quá lạnh và thậm chí gây chảy nước.
Vì vậy, mục đích của việc bảo trì điều hòa trung tâm là kiểm tra tổng thể và xử lý các vấn đề của hệ thống. Nếu bị bám bụi, máy lạnh cần được vệ sinh và lau chùi. Nếu có phụ kiện hỏng hóc, chúng cần được thay thế hoặc sửa chữa kịp thời để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất.
Mỗi nhãn hiệu điều hòa trung tâm đều mang đến sự đa dạng về mẫu mã, công nghệ và công suất. Dù sự khác biệt về thiết kế hay tính năng, tất cả đều chung nhu cầu bảo trì định kỳ để đảm bảo hiệu suất cao và độ bền lâu dài.
Lợi ích từ việc bảo trì định kỳ bao gồm:
- Hoạt động ổn định: Bảo trì giúp hệ thống điều hòa hoạt động mượt mà, giảm thiểu sự cố và tăng cường tuổi thọ của thiết bị.
- Phát hiện sớm: Quá trình bảo trì định kỳ cho phép phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề nhỏ, ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Hiệu quả kinh tế: Việc giảm thiểu sự cố lớn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo hoạt động liên tục cho doanh nghiệp.
- Không khí trong lành: Bảo trì định kỳ đảm bảo máy điều hòa hoạt động hiệu quả, cung cấp không khí sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe hô hấp cho người sử dụng.
- An toàn điện: Quá trình bảo trì cũng giúp phòng tránh các rủi ro về điện, như chập mạch, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị.
>>> Xem thêm: Bảng mã lỗi điều hòa Mitsubishi Heavy VRV đầy đủ
2. Bao lâu nên bảo trì điều hòa trung tâm một lần?
Khi sử dụng máy điều hòa trung tâm trong thời gian dài, việc bảo dưỡng và bảo trì điều hòa trung tâm là rất quan trọng, để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định. Nếu bạn thấy máy điều hòa hoạt động không hiệu quả, không mát, hoặc có các vấn đề khác như nước ngưng bị tắc, mạch điện hở, bạn nên thực hiện bảo dưỡng kịp thời.
Thời gian bảo dưỡng điều hòa trung tâm có thể khác nhau tùy theo mức độ sử dụng và loại hình không gian. Bạn có thể tham khảo các khung thời gian gợi ý dưới đây để lên kế hoạch bảo trì và vệ sinh hợp lý:
- Đối với hộ gia đình: Nên tiến hành bảo dưỡng điều hòa từ 8 tháng đến 1 năm một lần. Nếu điều hòa không hoạt động thường xuyên, có thể duy trì tần suất bảo dưỡng khoảng 1 lần/năm.
- Đối với nhà hàng, công ty, văn phòng, trung tâm thương mại: Các không gian này thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và yêu cầu mức độ vệ sinh cao, do đó nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo hiệu suất làm mát ổn định.
- Đối với các cơ quan – xí nghiệp: Cần bảo trì điều hòa trung tâm với tần suất dày đặc hơn, khoảng 3 đến 4 lần mỗi tháng. Đồng thời, trước mỗi lần bảo dưỡng định kỳ, nên kiểm tra tổng thể hệ thống để đảm bảo mọi bộ phận đều vận hành ổn định.
3. Dấu hiệu nhận viết điều hòa trung tâm cần bảo dưỡng
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nào cần bảo trì điều hòa trung tâm:
- Giảm hiệu suất làm mát: Nếu điều hòa không còn làm lạnh hiệu quả như trước, có thể bạn cần kiểm tra và bảo trì thiết bị.
- Tiếng ồn lạ: Nếu nghe thấy tiếng kêu bất thường như rít, kêu cạch cạch hay tiếng quạt không đều, điều này có thể cho thấy các bộ phận bên trong cần được bảo trì hoặc thay thế.
- Mùi hôi: Mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ phát ra từ điều hòa có thể do bụi bẩn, nấm mốc tích tụ, cần được làm sạch ngay lập tức.
- Rò rỉ nước: Nếu bạn phát hiện nước rò rỉ từ điều hòa, có thể có vấn đề với ống dẫn hoặc bộ phận ngưng tụ, cần kiểm tra ngay.
- Tăng hóa đơn điện: Nếu hóa đơn điện hàng tháng tăng cao bất thường, có thể là dấu hiệu điều hòa hoạt động không hiệu quả và cần được bảo dưỡng.
- Bụi bẩn tích tụ: Nếu có nhiều bụi bẩn trên lưới lọc không khí hoặc xung quanh các bộ phận bên ngoài, việc làm sạch là cần thiết để đảm bảo hiệu suất làm việc.
Những dấu hiệu này cho thấy rằng việc bảo dưỡng định kỳ là cần thiết để đảm bảo điều hòa trung tâm hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
4. Báo giá chi tiết dịch vụ bảo trì điều hòa trung tâm
Loại dịch vụ | Công suất | Giá |
Điều hòa treo tường | 8.000 – 24.000BTU | Giao động khoảng 200.000đ – 250.000đ |
Điều hòa cassette âm trần và áp trần | 8.000 – 50.000BTU | Giao động khoảng 300.000đ – 350.000đ |
Điều hòa giấu trần nối ống gió | 14.000 – 100.000BTU | Giao động khoảng 450.000đ – 850.000đ |
Dàn nóng không sử dụng thang dây | 10 – 60HP | Giao động khoảng 500.000đ – 1.500.000đ |
Vệ sinh cửa gió, điều khiển | Vệ sinh cửa gió, thay pin | Giao động khoảng 30.000đ – 50.000đ |
Lưu ý:
- Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo. Liên hệ 024 777 44 555 để được báo giá chi tiết.
- Trường hợp bảo trì, bảo dưỡng ở vị trí thao tác khó hoặc yêu cầu cao sẽ có báo giá riêng sau khi khảo sát.
>>> Xem thêm: Quy trình lắp điều hòa trung tâm chi tiết và mới nhất 2024
5. Quy trình bảo trì điều hòa trung tâm chuẩn
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì điều hòa trung tâm. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng. Để hệ thống điều hòa trung tâm luôn hoạt động tốt, quy trình bảo dưỡng cần tuân theo các bước sau đây:
5.1. Kiểm tra tình trạng hệ thống điều hòa
Phần cơ:
- Quạt dàn lạnh: Kiểm tra xem quạt dàn lạnh có hoạt động êm không. Đồng thời, kiểm tra máy nén (block) để đảm bảo không có tiếng kêu bất thường và dòng điện định mức.
- Quạt dàn nóng: Đảm bảo quạt dàn nóng hoạt động êm và quay đúng chiều.
Phần điện:
- Tay điều khiển: Kiểm tra hoạt động của tay điều khiển.
- Chức năng máy: Thử nghiệm các chế độ hoạt động của máy (lạnh, nóng).
- Kiểm tra lượng pin: Đảm bảo rằng pin hoạt động tốt.
- Màn hình hiển thị: Kiểm tra màn hình hiển thị trên máy.
- Thử các chức năng: Bạn nên thử nghiệm các chức năng như quạt, chế độ lạnh, chế độ nóng, và tăng giảm nhiệt độ.
5.2. Thực hiện bảo trì
Kiểm tra, vệ sinh sạch máng hứng nước ngưng:
- Đầu tiên, hãy kiểm tra máng hứng nước ngưng để đảm bảo không có tắc nghẽn hoặc bất kỳ vấn đề gì.
- Sau đó, vệ sinh máng hứng nước ngưng để loại bỏ bụi bẩn hoặc cặn bã.
Thông tắc của đường ống thoát nước ngưng và vệ sinh bơm thoát nước ngưng:
- Kiểm tra kỹ lưỡng đường ống thoát nước ngưng để đảm bảo rằng không có tắc nghẽn. Nếu có, hãy thông tắc cho đường ống này.
- Vệ sinh bơm thoát nước ngưng để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra và vệ sinh kĩ các cánh quạt gió, đảo gió:
- Các cánh quạt gió và cánh đảo gió cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo quạt hoạt động tốt.
Kiểm tra mối nối điện tại cầu đấu và các chức năng điều khiển:
- Siết chặt tất cả các mối nối điện tại cầu đấu để đảm bảo không có lỏng lẻo.
- Kiểm tra các chức năng điều khiển trên máy để đảm bảo độ chuẩn xác và hoạt động bình thường.
5.3. Bảo trì dàn nóng
Kiểm tra bộ cảm biến nhiệt độ và áp suất:
- Đầu tiên, hãy kiểm tra bộ cảm biến nhiệt độ và các bộ cảm biến áp suất. Điều này giúp bạn phân tích các thông số hoạt động của hệ thống.
- Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, bạn cần xử lý kịp thời.
Nạp gas bổ sung cho hệ thống:
- Kiểm tra lượng gas có trong hệ thống. Nếu cần, nạp thêm gas để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra và xử lý rung động:
- Rung động trong quá trình vận hành có thể gây ra hỏng hóc hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý ngay khi phát hiện.
Kiểm tra và xử lý những vấn đề về gas áp suất và nhiệt độ:
- Đảm bảo lượng gas áp suất và nhiệt độ trong hệ thống đạt mức chuẩn. Nếu có sai lệch, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh.
Vệ sinh dàn ngưng bằng những thiết bị chuyên dùng:
- Dàn ngưng là một phần quan trọng của hệ thống. Vệ sinh dàn ngưng định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo hoạt động ổn định.
5.4. Kiểm tra hệ thống điều khiển và nguồn điện
Kiểm tra nguồn điện và các chế độ vận hành điều khiển:
- Đầu tiên, hãy kiểm tra nguồn điện để đảm bảo không có vấn đề gì về cấp điện.
- Tiếp theo, kiểm tra chế độ vận hành điều khiển của điều hòa. Đảm bảo rằng chúng hoạt động được đúng cách.
Vệ sinh sạch bên trong tủ điện và các cầu đấu điện:
- Vệ sinh bên trong tủ điện để loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo các linh kiện không bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra và siết chặt các cầu đấu điện để đảm bảo không có lỏng lẻo.
5.5. Chạy lại thử toàn bộ hệ thống
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ, bạn nên tiến hành vận hành chạy thử lại toàn bộ hệ thống. Nếu vẫn chưa ổn định, hãy liên hệ ngay với đơn vị mua điều hòa trung tâm để được hỗ trợ và bảo hành kịp thời.
Các biết viết liên quan:
Bảo trì định kỳ không chỉ là trách nhiệm mà còn là bước đầu tư thông minh, đảm bảo hệ thống điều hòa của bạn luôn hoạt động tối ưu. Hy vọng với những thông tin mà Hợp Phát chia sẻ về bảo trì điều hòa trung tâm bạn sẽ có thể tìm được cách sử dụng tối ưu nhất đối với sản phẩm điều hòa của mình.